Kiến trúc tân cổ điển là một phong cách kiến trúc được tạo ra bởi phong trào tân cổ điển bắt đầu vào giữa thế kỷ 18. Kiến trúc này bắt nguồn từ một vị kiến trúc sư người Pháp với mong muốn phá cách những phong cách cũ kĩ cổ điển nhàm chán của kiến trúc cổ điển phương Tây. Kiến trúc tân cổ điển đã phát triển với những bước thăng trầm và nhiều biến cố. Tuy nhiên nhờ sự sáng tạo đổi mới và hoàn thiện mà kiến trúc tân cổ điển đã tồn tại đến tận ngày nay và rất được ưa chuộng suốt thời gian dài.

Những biến động về chính trị kéo theo những biến động về văn hóa nghệ thuật. Giai đoạn thế kỉ 18 cũng là dấu mốc quan trọng của một số nước phương Tây trong đó phải kể đến nước Pháp với cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. Cũng từ cuộc cách mạng kéo theo những thay đổi trong nghệ thuật mà trào lưu Tân cổ điển phát triển khá mạnh mẽ ở Pháp và trở thành quốc gia phát triển mạnh mẽ nhất khu vực với phong cách kiến trúc tân cổ điển này.

Kiến trúc tân cổ điển là gì?

Kiến trúc tân cổ điển được hiểu là phong cách kiến trúc áp dụng tối giản kiến trúc cổ điển bằng cách loại bỏ các yếu tố cầu kỳ , rườm rà mà chỉ sử dụng những hoa văn họa tiết đơn giản của phong cách này. Kết hợp sử dụng vật liệu, màu sắc mang xu hướng hiện đại với bố cục, hoa văn trang trí cổ điển nhằm mục đích mang lại vẻ đẹp tinh tế sang trọng cho mỗi ngôi nhà mang phong cách kiến trúc tân cổ điển.

Kiến trúc tân cổ điển Pháp

Kiến trúc tân cổ điển Pháp là một con đường khai sáng kiến trúc thế giới về sự phá cách để thay đổi toàn diện mọi mặt của xã hội. Sau đó kiến trúc tân cổ điển Pháp phát triển và lan rộng sang một số nước trong khu vực như Anh, Đức,…và một số nước thuộc địa Pháp cai trị trong đó có Việt Nam. Kiến trúc Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ nền kiến trúc tân cổ điển Pháp và từ đó phong cách này cũng trở thành phong cách kiến trúc được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta và trường tồn mãi với thời gian mà chưa bao giời “lỗi mốt”.

Đặc điểm kiến trúc tân cổ điển

Kiến trúc Tân cổ điển là kiểu kiến trúc lấy cảm hứng từ nền kiến trúc cổ đại được phát triển để phù hợp với hiện đại. Đặc điểm thường thấy của phong cách này là: hình dạng đối xứng, cột trụ lớn chống đỡ sức nặng của khối công trình, trán tường hình tam giác và mái vòm. Tân cổ điển với những chi tiết đối xứng, nhiều cột chạy dọc hết chiều cao của tòa nhà, mái chóp, nhiều khung cửa sổ,…ta có một công trình mang vẻ đẹp phi thời gian.

Kiến trúc tân cổ điển sử dụng những chi tiết, bố cục của phong cách cổ điển thời xưa nhưng có xu hướng nhấn mạnh vào các mảng tường, chân cột chứ không phải ở khối lượng tác phẩm điêu khắc.

Các hoa văn điêu khắc được tinh giảm, ánh sáng được tăng lên, chiều và góc nhìn được mở rộng. Các tác phẩm điêu khắc phù điêu là các điểm nhấn được đặt trên bề mặt phẳng và có xu hướng hạn chế khung, hoa văn trong những trụ gạch dạng viên hoặc các mảng tường. Hình khối kiến trúc cân đối và được biến tấu đa dạng hơn về không gian để phù hợp với từng chức năng sử dụng.

Nét đặc trưng của các thiết kê biệt thự phong cách kiến trúc cổ điển chính là đăng đối, tỷ lệ, họa tiết trang trí cầu kỳ như kiến trúc mái vòm, hệ cột trụ đồ sộ, hệ thống phào chỉ uốn lượn vùng chi tiết vòm bán nguyệt… Mái vòm cổ kính đại diện cho phong cách cổ điển đi cùng mái dốc lợp ngói đặc trưng quen thuộc mà lại khác lạ. Bởi chúng được biến hóa qua nhiều hình dáng khác nhau. Và có lẽ vì vậy mà không gian nội thất và ngoại thất không bị tách rời, chúng cùng nhau tô điểm, cùng nhau làm đẹp cho biệt thự cổ điển.